21 cách tăng lực cho trình duyệt


Các trình duyệt như IE, Chrome, Firefox, Safari đang được dùng nhiều cho công việc và giải trí hơn bất kỳ ứng dụng nào khác. Bạn có thể sử dụng chúng hiệu quả hơn nữa với các mẹo và ứng dụng phụ trợ giới thiệu trong bài.

Sau bài so sánh các trình duyệt phổ biến, bài viết này tập trung vào các ’tuyệt chiêu’ tăng lực cho 4 trình duyệt Chrome, Firefox, Internet Explorer và Safari.


 

Các mẹo và ứng dụng phụ trợ hiệu quả

1. Tự động cập nhật trình duyệt

Cách đơn giản nhất để giữ cho trình duyệt được ổn định và đảm bảo an toàn là để nó ở chế độ tự động cập nhật. Bằng cách đó, bạn sẽ luôn chạy phiên bản mới nhất của nó và hầu hết các trình duyệt hiện nay đều có chế độ này. Safari được cập nhật thông qua chương trình Apple Software Update (chương trình này được cài kèm sau khi bạn cài Safari hoặc bất kỳ ứng dụng nào của Apple lên máy tính), Internet Explorer cập nhật thông qua tính năng Windows Update tích hợp sẵn trong hệ điều hành Windows. Firefox và Chrome thì luôn kiểm tra tính cập nhật mỗi khi bạn khởi chạy trình duyệt. Trong trường hợp bạn nghĩ tính năng tự động cập nhật của bạn chưa kích hoạt thì hãy làm theo các bước sau:

Với Internet Explorer, vào phần Control Panel => Windows Update => Change settings trong phần menu xổ xuống chọn Install updates automatically. Tùy chọn này sau khi kích hoạt cũng sẽ tự động cập nhật các thay đổi khác của Windows.

Với Safari, tìm công cụ Apple Software Update theo cách nhấn phím Windows và gõ Apple Software Update vào ô tìm kiếm hoặc vào phần C:/Program Files (x86)/Apple Software Update và nhấn khởi chạy SoftwareUpdate. Trong cửa sổ điều khiển, chọn Edit rồi chọn tiếp Preferences, sau đó bạn có thể chọn thiết lập tần suất cập nhật theo ngày hay theo tuần. Apple Software Update sẽ không tự động tải về các cập nhật nếu không được bạn cho phép, do vậy bạn có thể yên tâm là mình sẽ không lỡ tay cập nhật thứ mình không muốn.

Đối với Firefox, bạn hãy tìm phần Options trong menu Firefox (góc trên cùng bên trái của trình duyệt), sau đó chọn thẻ Advanced phía trên rồi nhấn vào thẻ Update. Sau đó nhấn đánh dấu ô ‘Automatically check for updates’.

Nếu bạn sử dụng trình duyệt Chrome, bạn không thể tắt chế độ tự động cập nhật đi được nếu không can thiệp vào Windows Registry. Tuy nhiên, mỗi khi phát hiện có bản cập nhật trong lúc bạn đang duyệt web, Chrome thường hiển thị một mũi tên nhỏ ở phía trên bên phải cửa sổ trình duyệt. Bạn chỉ việc nhấn vào đó rồi chọn Update Google Chrome để cài đặt cập nhật này.

2. Tắt cookies

Cookie thực ra cũng rất hữu ích đối với người hay phải đăng nhập khi lướt web. Có lúc nó tránh cho bạn cảnh phải gõ lại mật khẩu đăng nhập nửa phút một lần. Tuy nhiên, có một số người thích các cookie có thể bám theo bạn từ trang web này sang trang web khác rồi báo lại cho họ (thường là các bên thu thập dữ liệu của công ty quảng cáo). Bạn có thể tắt cookie khó chịu của các bên thứ 3 này mà không làm ảnh hưởng tới các cookie có ích khác.

Với Internet Explorer, bạn vẫn vào phần Control Panel, Internet Options rồi chọn thẻ Privacy rồi tiếp tục kéo xuống tích vào các tùy chọn tương ứng để khóa cookie của các bên thứ 3 theo yêu cầu. Hoặc bạn cũng có thể nhấn chọn Advanced, đánh dấu vào ô kiểm Override automatic cookie handling và chọn Block ở dưới phần‘Third-party cookies’.

Với Safari, bạn vào phần Edit, Preferences, Privacy và chọn phần ‘Block cookies’ từ From third parties and advertisers.

Trong Firefox, bạn vẫn chọn Options, Privacy rồi chọn tiếp Use custom settings for history ở menu xổ xuống, đồng thời bỏ chọn ở ô Accept third-party cookies.

Còn nếu bạn dùng Chrome, hãy vào Options, Under the Hood, Content Settings và đánh dấu chọn Block third-party cookies from being set.

3. Lưu dữ liệu với Lazarus (dành cho Safari, Chrome, Firefox)

Với ứng dụng phụ trợ (add-on) Lazarus được tích hợp vào trình duyệt, người dùng sẽ không còn phải lo lắng về việc mất dữ liệu khi trình duyệt bị treo nữa. Công cụ này sẽ lưu lại bất kỳ thứ gì bạn nhập vào trình duyệt, kể cả những đoạn văn bản dài, rắc rối trước khi trình duyệt của bạn lỡ gặp phải sự cố và yêu cầu khởi động lại.

4. An toàn lướt mạng với Web of Trust (WOT)

Sau khi cài đặt WOT vào trình duyệt, bạn sẽ thấy một vòng tròn nhỏ xuất hiển bên cạnh tất cả các đường dẫn hiển thị trong trang web mà bạn ghé thăm. Vòng tròn này hiển thị màu sắc mô phỏng đèn tín hiệu giao thông đỏ, vàng, xanh. Các màu này thể hiện các mức độ an toàn hay nguy hiểm tương ứng đối với các đường dẫn được đánh giá bởi hàng triệu người dùng Web of Trust. Các tiêu chí được đánh giá bởi cộng đồng này gồm có độ tin cậy, uy tín của nhà cung cấp, tính riêng tư và độ an toàn đối với trẻ em.

5. Đồng bộ bookmark

Ngày nay, bạn không phải kè kè bên mình các bản sao và nhập các lưu trữ bookmark vào mỗi máy tính nữa. Một số tình duyệt phổ biến đã có sẵn công cụ tích hợp cho phép đồng bộ dữ liệu này theo phương thức tự động và thuận tiện. Với những ai đang sử dụng trình duyệt Chrome, họ chỉ cần đăng nhập vào tài khoản Google của mình rồi vào phần Options => Personal Stuff để đồng bộ bookmark, lịch sử truy cập web, các công cụ mở rộng cùng cài đặt và thiết lập của chúng. Người dùng trình duyệt Safari cũng có thể làm điều tương tự qua dịch vụ đám mây iCloud của Apple.

Trong trường hợp bạn không sử dụng trình duyệt của 3 “gã khổng lồ” Apple/Google/Microsoft, bạn thậm chí còn có một công cụ tốt hơn để thực hiện việc này. Xmarks là một add-on đa nền tảng đơn giản để đồng bộ bookmark. Nếu bạn chấp nhận trả phí 12 USD/năm để mua dịch vụ Premium thì bạn có thể đồng bộ với cả các thiết bị iOS, Android và BlackBerry. Xmarks miễn phí hiện đang hoạt động với Firefox, Internet Explorer và Safari.




Trở về

 

Powered by: