Thiết lập một lộ trình nghề nghiệp trong lĩnh vực an ninh thông tin.


Em đã có bằng đại học chuyên ngành công nghệ thông tin. Hiện tại em muốn tìm việc trong lĩnh vực an ninh mạng. Tôi cũng đã học Java rồi. Vậy em nên chọn theo đuổi những chứng chỉ nào? Em có nên học CCNA trước hay theo học CEH luôn không? Còn có cách nào tốt hơn cách đó không?

 

Trả lời: An ninh mạng là một lĩnh vực trong ngành CNTT,  thậm chí trong lĩnh vực này cũng có nhiều mảng khác nhau để nghiên cứu. Bạn cho biết là bạn đã có bằng đại học chuyên ngành CNTT. Theo quan điểm cá nhân tọi, đây là những kiến thức CNTT tổng quát. Bạn không có kinh nghiệm thực tế. Bạn có đề cập đến Java, nghĩa là bạn có một ít kiến thức về lập trình. Bạn cũng nhắc tới CCNA (mạng) và CEH (chứng chỉ dành cho các "hacker mũ trắng"). Cả hai chứng chỉ này cộng với kiến thức bậc đại học có thể hỗ trợ bạn trong công việc nhưng bạn không thể tiến xa hơn nếu chỉ dựa vào chúng. Bạn sẽ phải làm theo cách của riêng mình, trừ khi bạn là một trong những người may mắn có được cơ hội học tiếp chương trình sau đại học hoặc được nhận vào học việc tại một doanh nghiệp nào đó.

Lời khuyên tôi dành cho bạn được gói gọn trong những ý sau:

1. Không ngừng học tập. Đừng chỉ cố gắng làm tốt những việc đã được thỏa thuận khi được tuyển dụng vào công ty. Hãy nâng cao khả năng giải quyết công việc mỗi ngày một tốt hơn và nghĩ đến những vấn đề lớn hơn. Luôn thể hiện sự chủ động. Hãy làm quen và tích cực học hỏi kinh nghiệm từ người nào đó đang phụ trách an ninh mạng ở công ty, nếu được bạn có thể tình nguyện xin đảm nhận thêm công việc này…Áp dụng kiến thức đã học hỏi được vào công việc. Thiết lập một phòng lab tại nhà và thực hành những gì bạn đã học được tại công ty.

2. Bằng cấp phải song hành với năng lực. Lấy các chứng chỉ phù hợp với trình độ và khả năng thực sự của bạn. Nếu mới bước vào lĩnh vực này hãy lấy CompTIA Security +. Tạm thời quên đi những chứng chỉ cao hơn như Certified Information Systems Security Professional (CISSP) cho đến khi bạn thực sự làm việc trong trong lĩnh vực này. Nếu bạn không làm việc với thiết bị Cisco, bạn không cần thiết lấy chứng chỉ CCNA. Hãy tự cấu hình lấy. Chỉ nên gia hạn những chứng chỉ bạn đang có trong vòng ba năm trước khi thực sự được tiếp xúc với thiết bị. Đối với một số công việc ở một vài quốc gia, bằng cấp không thực sự cần thiết để làm trong ngành IT. Nhưng ở những nước khác thì chúng lại được xem là điều kiện cần hoặc là ưu thế để cạnh tranh vị trí. Chính vì thế, chỉ lấy chứng chỉ khi chúng thực sự cần thiết cho bạn.

3. Hãy nối mạng, xây dựng các mối quan hệ. Tôi không đề cập đến mạng LAN hoặc WAN, mà là con người. Hãy tham gia diễn đàn của các hiệp hội nghề nghiệp, các câu lạc bộ, các nhóm cựu sinh viên đại học hoặc thậm chí tham gia các mạng xã hội trực tuyến như Facebook hoặc LinkedIn. Đôi khi các cơ hội nghề nghiệp lại xuất phát từ những mối quan hệ này. 

4. Đăng kí nơi ủy nhiệm thông tin. Không giống với những chứng chỉ chuyên môn và các văn bằng, tôi đang đề cập đến việc đăng kí nơi mà bạn ủy nhiệm cung cấp xác thực thông tin nghề nghiệp, chẳng hạn như Information and Communications Technology Technician (ICTTech), Incorporated Engineer (IEng), Chartered Engineers (CEng), Certified Information Technology Professional (CITP) [tôi không khuyên bạn đăng kí trở thành hội viên của họ]. Việc làm này chứng minh bạn đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn nhất định chứ không bằng những lời đánh giá cảm tính. Bạn cũng nên có quan hệ với những người có uy tín trong lĩnh vực để họ giúp xác nhận kinh nghiệm của bạn. 

5. Lí lịch rõ ràng. Vấn đề này còn tùy thuộc vào công việc, vị trí, quốc gia và tổ chức bạn đang dự định xin ứng tuyển mà cân nhắc liệt kê các chi tiết các thông tin cá nhân - bao gồm cả thông tin ở ngân hàng, thông tin về tình trạng tín dụng và tiền án tiền sự.

Người dịch: Tú Bình (VnPro)  — Certification Magazine




Trở về

 

Powered by: