Internet không làm 'méo mó' hành vi người dùng


Một số nhà khoa học phủ nhận ý kiến cho rằng giao tiếp qua Internet khác với giao tiếp trong đời thực. Đa số người dùng mạng hành xử đúng mực trên mạng dù ẩn dưới những nick ảo.




Trong một kết quả nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Scientific Reports, các nhà khoa học Áo và Thuỵ Sĩ đã phân tích hành vi giao tiếp của người dùng trên các mạng tán gẫu IRC (Internet Relay Chat) - một trong những hệ thống chat thời gian thực "lâu đời" nhất trên Internet, chủ yếu dành cho giao tiếp theo nhóm.

Suốt 42 ngày, các nhà nghiên cứu theo dõi các tin nhắn trên 20 kênh khác nhau. Chủ đề của các tin nhắn rất đa dạng, từ âm nhạc, thể thao, kinh doanh đến chính trị và các chủ đề khác.

Các nhà khoa học đã phân tích 2,5 triệu tin nhắn IRC thuộc các chủ đề khác nhau từ hơn 20.000 người dùng, nhận thấy nhiều quy luật quen thuộc với các loại hình giao tiếp khác, như thời gian phản hồi trong cuộc trò chuyện hay cách thể hiện cảm xúc.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện, mặc dù việc giao tiếp trên các kênh IRC là vô danh, phần lớn người dùng đều tuân thủ nguyên tắc đúng mực. Có gần 85% tất cả tin nhắn mang màu sắc trung tính hoặc mang cảm xúc tích cực. Các nhóm giao tiếp theo chiều hướng lành mạnh đúng mực đã giữ được không khí tích cực hay hoà khí trong nhiều tuần.

Các vấn đề truyền thông trên Internet hiện đang là đối tượng nghiên cứu tích cực của nhiều nhà khoa học. Ví dụ, các nhà khoa học Đức ở Trường Đại học Tổng hợp Berlin mang tên Humboldt và Trường Đại học Tổng hợp Gottingen nhận thấy phông chữ to gây xúc cảm mạnh hơn ở con người so với phông chữ bé. Hiệu ứng có liên quan đến thói quen sử dụng chữ in hoa của một số người dùng. Thông thường hiệu ứng này được gọi là ’Caps Lock’ theo tên gọi của phím chuyển sang chế độ gõ chữ in hoa trên bàn phím.




Trở về

 

Powered by: