Dùng phần mềm bẻ khoá: lợi có đủ bù hại?


 Các doanh nghiệp sử dụng phần mềm bẻ khoá có thể tiết kiệm được đáng kể tiền bạc để thuê nhân viên và mua thiết bị, nhưng sẽ phải chịu thiệt vì những rủi ro dài hạn.

Microsoft vừa công bố kết quả cuộc nghiên cứu đầu tiên nhằm đánh giá kết quả tài chính từ việc sử sử dụng phân mềm bẻ khoá trong cạnh tranh giữa các công ty công nghiệp ở các nước đang phát triển. Cuộc nghiên cứu này được hãng Keystone Strategy thực hiện theo đặt hàng của Microsoft.

Theo đó, các công ty sử dụng nhiều phần mềm bẻ khoá có vẻ có lợi thế về kinh tế so với các đối thủ tuân thủ luật bản quyền! Để đánh giá việc này, các nhà phân tích đã phân loại các công ty công nghiệp trong từng quốc gia thành công ty "tốt" và công ty "xấu" căn cứ vào việc tuân thủ các điều luật về phần mềm. Nhóm "tốt" gồm các công ty sử dụng phần mềm hợp pháp với tỷ lệ cao hơn mức trung bình của cả nước, còn nhóm "xấu" thì sử dụng phần mềm bản quyền dưới mức trung bình.

Các nhà nghiên cứu đã tính toán sự khác nhau giữa số máy tính dùng phần mềm hợp pháp trong các công ty "tốt" và "xấu" và nhân nó với giá trị trung bình của bộ phần mềm cho một máy tính trong công ty công nghiệp. Bộ phần mềm đó bao gồm hệ điều hành và phần mềm bảo mật, phần mềm văn phòng và quản lý dữ liệu, phần mềm tương tác và các gói cơ bản để thiết kế công nghiệp và mô hình hoá cũng như hoạt động điều hành như quản lý các đơn hàng...

Xác định chu kỳ tồn tại chung của bộ phần mềm như vậy là 5 năm, các nhà phân tích đã tính ra tổng tiền đầu tư cho cạnh tranh phải giảm bớt trung bình hàng năm ở các công ty nghiêng về sử dụng phần mềm bản quyền. Ở Microsoft, số tiền dư ra nhờ dùng phần mềm bẻ khóa bị cho là "tiền ăn cắp" và là kết quả của cạnh tranh không trung thực từ phía các công ty xấu. Chuyện này được hiểu là các công ty xấu đã sử dụng những khoản tiền này vào các mục đích kinh doanh khác, khác với các công ty "tốt" đã sử dụng chúng để mua phần mềm. Ví dụ, các công ty "xấu" hoàn toàn có thể sử dụng "tiền ăn cắp" để mua thêm thiết bị hoặc thuê thêm nhân viên...

Lợi ích kinh tế cộng dồn của các công ty "xấu" ở Nga theo bản báo cáo này là 115 triệu USD mỗi năm. Các nhà phân tích của Keystone Strategy cho rằng, với khoản tiền này, các công ty Nga có thể thuê thêm gần 15.000 nhân viên một năm với mức lương trung bình 640 USD/tháng. Trong vòng 5 năm qua, "con số chung" ở Nga là 575 triệu USD.

"Rõ ràng, việc sử dụng phần mềm không bản quyền đã mang lại cơ hội tiết kiệm trong ngắn hạn cho các công ty "xấu". Tuy nhiên, với sự gia tăng trông thấy của các nguy cơ kiện cáo, nguy cơ về công nghệ, tài chính và uy tín trong dài hạn lại dần triệt tiêu "ưu thế" đó dẫn đến khiến chi phí cho phần mềm bẻ khoá trở nên cao hơn so với phần mềm bản quyền!", Văn phòng Microsoft tại Nga cho biết.

Để minh hoạ cho việc này, đại diện Microsoft dẫn các số liệu của cuộc nghiên cứu về phần mềm bẻ khoá tại Nga, theo đó, 95% phần mềm dạng này đã bị thay đổi: thường là có thêm virus và chương trình gián điệp dẫn đến thất thoát dữ liệu của người dùng. Microsoft cũng lưu ý các công ty sử dụng phần mềm bẻ khoá có thể mất cơ hội xuất khẩu hàng sang Mỹ.

Với sự hỗ trợ của Microsoft, IDC không ít lần đánh giá các nguy cơ và chi phí liên quan đến việc sử dụng phần mềm bẻ khoá ở các công ty. Trong báo cáo tương tự cho năm 2011, các nhà phân tích đã đi đến kết luận rằng giá trị phục hồi hệ thống CNTT chỉ sau một lần bị "sập" do sử dụng phần mềm bẻ khoá lớn hơn 2,5 lần so với số tiền tiết kiệm được do sử dụng chúng. Tổng chi phí cho phần mềm như vậy theo tính toán của IDC sẽ tăng gấp ba, còn sự cố sập hệ thống thì tăng gấp 2,5 lần.

 

 




Trở về

 

Powered by: